Top 10 bí ẩn về Môn phái võ thuật Không Động ngoài đời thật

Trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, phái Không Động xuất hiện với không ít tuyệt kỹ võ công. Còn ngoài đời, Không Động tồn tại cùng lịch sử võ thuật Trung Quốc cả nghìn năm qua.

Phái võ thuật Không Động ra đời sớm

Phái võ thuật Không Động ra đời sớm hơn phái Thiếu Lâm, Nga Mi, Võ Đang, Côn Lôn, và là một bộ phận của văn hóa Đạo giáo của Trung Quốc. Môn phái võ thuật này bắt nguồn từ núi Không Động, một ngọn núi nổi tiếng thuộc thành phố Bình Lương, tỉnh Cam Túc, tự cổ chí kim được mệnh danh là “Trung Hoa Đạo giáo đệ nhất sơn”.

Top 10 bí ẩn về Môn phái võ thuật Không Động ngoài đời thật

Phái Không Động hấp thu tinh hoa của nhiều môn phái võ thuật khác của Trung Quốc, rồi tạo ra đặc trưng của mình về thủ pháp, kỹ thuật, hệ thống võ thuật. Phái Không Động chú trọng thực chiến, dùng kỹ năng võ thuật để rèn luyện sức khỏe và gia tăng công lực.

Phái Không Động ra đời từ thời Đường. Chưởng phái đầu tiên là Phi Hồng Tử, người Cam Túc, đã hấp thụ các điệu múa của vùng Đôn Hoàng, hình thành võ công cao thâm, là nền tảng quan trọng của võ thuật phái Không Động. Đến cuối đời Thanh thì phái Không Động đạt độ cực thịnh. Đến thời hiện đại, phái Không Động không còn được nhắc đến nhiều, khiến không ít người nghĩ môn phái này chỉ là sản phẩm tưởng tượng trong tiểu thuyết võ hiệp. Tuy nhiên, môn phái này thực sự tồn tại trong thực tế. Trong tiểu thuyết võ hiệp hiện đại, Không Động vẫn là danh môn chính phái, sử dụng kiếm thuật là chính.

Võ học của phái Không Động

Trên thực tế, kiếm thuật chỉ là một phần trong võ học của phái Không Động. Ngoài ra, phái này còn sử dụng rất nhiều binh khí khác, như đoản binh (đao, côn, chùy), trường binh (giáo, mác, kích, gậy, côn tam khúc), binh khí mềm (phất trần, roi, xích chùy) và kì binh (bánh xe phong hỏa, quạt càn khôn, đũa sắt). Đặc biệt, phái Không Động ưa thích sử dụng những vũ khí nhỏ gọn, dễ mang, dễ cất giấu, khó bị đối thủ phát hiện, nhưng trong giao đấu lại dễ giành chiến thắng bất ngờ như quạt, phất trần, roi….

Võ học của phái Không Động

Tiểu thuyết gia Kim Dung đã lập một tấm bia ở núi Không Động với nội dung “Võ thuật Không Động, uy trĩ Tây Thùy” (Võ thuật phái Không Động vang danh miền biên giới phía Tây). Tuy nhiên, trên thực tế, võ thuật phái Không Động được lưu truyền rộng rãi tại Trung Quốc.

Tại tỉnh Quảng Đông vào cuối đời Thanh, võ thuật trở thành công cụ chống ngoại xâm. Chưởng phái Không Động đời thứ 8 Viên Nhất Phi và Chưởng phái đời thứ 9 Hồ Phi Tử đều từng lập chiến công.

Cách xưng hô người đứng đầu phái Không Động

Cách xưng hô người đứng đầu phái Không Động không giống một số môn phái khác. Người đứng đầu phái Thiếu Lâm gọi là “Trụ Trì”, đa số các môn phái khác như Nga Mi, Võ Đang gọi là “Chưởng môn”, với Không Động gọi là “Chưởng phái”.

Cách xưng hô người đứng đầu phái Không Động

Nguyên nhân rất đơn giản, vì phái Không Động bao gồm 8 hệ phái: Phi Long Môn, Truy Hồn Môn, Đoạt Mệnh Môn, Túy Môn, Thần Quyền Môn, Hoa Giá Môn, Kì Binh Môn và Huyền Không Môn. Đây là 8 bộ phận cấu thành phái Không Động, có tổng cộng 118 bài võ với kỹ năng võ thuật từ thấp đến cao, trong đó Huyền Không Môn được coi là báu vật của phái Không Động, thông thường chỉ được truyền thụ cho người được lựa chọn trở thành “Chưởng phái” tu luyện.

Tiêu chuẩn lựa chọn “Chưởng phái” của phái Không Động

Đứng đầu 8 hệ phái này là 8 Chưởng môn nhưng giữa họ có quan hệ ngang cấp, chỉ phụ trách quản lý đệ tử trong hệ phái của mình. Người có thân phận cao hơn họ là “Chưởng phái”.

Tiêu chuẩn lựa chọn “Chưởng phái” của phái Không Động không giống như trong tiểu thuyết võ hiệp. “Chưởng phái” phải tinh thông 118 bài võ thuộc 8 hệ phái trên, nhưng các bài võ này có phong cách cương, nhu khác nhau, một người rất khó thành thục.

Tuy nhiên, nếu không xuất hiện bậc kỳ tài võ học như vậy, thì trong giai đoạn đó phái Không Động không có “Chưởng phái”. Chính vì vậy, phái Không Động đi cùng lịch sử võ thuật Trung Quốc trong suốt hơn 1.000 năm qua, nhưng trên thực tế chỉ có 12 đời “Chưởng phái”. “Chưởng phái” đời thứ 12 là Phi Chân Tử (tên thật là Trần Hổ), hiện là Trưởng Đoàn biểu diễn võ thuật núi Không Động, Bình Lương, Cam Túc.

Môn phái Không Động vẫn tiếp tục phát triển

Hiện nay, môn phái Không Động vẫn tiếp tục phát triển, tại khu vực gần chân núi Không Động có Trường võ thuật Không Động, thuộc thành phố Lương Bình, được thành lập năm 1999. Về mặt truyền thụ võ công thì sư phụ (thầy dạy võ) cố gắng dạy đồ đệ, không để món võ công đó thất truyền.

Thông thường một sư phụ thu nạp không quá 16 đồ đệ, thời gian truyền thụ thường là 3 năm. Trong số các đồ đệ, họ chọn ra 10 người xuất sắc, truyền thụ võ công cao cấp của phái Không Động, trở thành trợ thủ của “Chưởng phái”. Thông thường, người nhập học trước là sư huynh, học sau là sư đệ, chứ không phân huynh, đệ bằng võ công cao, thấp. Ngoài ra, phái Không Động còn đến các địa phương khác của Trung Quốc mở lớp dạy võ thuật. Bên cạnh đó, tính đến năm 2003, phái Không Động đã mở được 7 võ quán tại Nhật Bản.

Võ thuật phái Không Động

Võ thuật phái Không Động thiên về tính nhu, hoa mỹ; bộ tay, bộ chân, thân người thường tạo nên đường cong, đường cánh cung. Võ thuật phái Không Động hấp thu tư tưởng triết học âm dương Thái cực, tấn công, phòng thủ liên hoàn trong vận động. Khi tấn công trong động có tĩnh, tĩnh cực thì sinh động, cương nhu kết hợp.

Ngay cả bài võ “Túy bát tiên” trong Thần Quyền Môn vốn nổi tiếng với tính rắn rỏi, cũng chú trọng khéo léo tấn công những bộ phận mềm như mắt, cổ đối phương, tránh dùng lực quá mạnh.

Võ thuật phái Không Động hội tụ cả những tinh túy của văn hóa Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Điều đó được thể hiện qua binh khí phái Không Động sử dụng như thuyền trượng, quạt, phất trần…, qua quyền thuật như La Hán Thập Tam Thủ, Phi Long Quyền, Không Động Thái Cực Quyền…

Đây cũng là minh chứng cho sự hòa quyện giữa Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo trên núi Không Động. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *