Top 10 sự thật thú vị về Tháp Chàm Bình Thuận sẽ khiến bạn bất ngờ

MUA HÀNG

Liên hệ mua hàng:

facebook zalo Bình luận

Một trong những điểm đến không thể bỏ lỡ khi đến du lịch tại Bình Thuận là Tháp Chàm. Tháp Chàm Bình Thuận là công trình kiến trúc đặc biệt của vương quốc Chăm Pa, mang giá trị nghệ thuật, lịch sử, văn hóa, kiến trúc độc đáo. Đến với nơi đây bạn không chỉ được chiêm ngưỡng những nét đẹp mới lạ mà còn được hòa mình vào các lễ hội đặc sắc của nền văn hóa dân tộc Chăm. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu 10 điều đặc biệt về Tháp Chàm Bình Thuận nhé.

Phong cách kiến trúc thú vị của Tháp Chàm Bình Thuận

Top 10 sự thật thú vị về Tháp Chàm Bình Thuận sẽ khiến bạn bất ngờ
Quần thể Tháp Chàm Bình Thuận là một tuyệt tác của dân tộc Chăm để lại cho nhân loại thế giới. Cấu trúc gồm có 3 tháp. Tháp chính A có 4 tầng, hướng chính về phía Đông. Tháp phụ B nằm nhích về hướng Bắc, có kiến trúc khá giống với thác chính A nhưng thiết kế đơn giản hơn. Tháp phụ C dùng để thờ thần lửa và có hướng duy nhất là hướng Đông. Tháp Chàm Bình Thuận mang phong cách kiến trúc theo từng thời kỳ:

– Phong cách Hòa Lai và phong cách Đông Dương vào thế kỷ thứ 9

– Phong cách Mỹ Sơn A1 vào thế kỷ thứ 10

– Phong cách Bình Định vào thế kỷ thứ 11-13

Vị trí Tháp Chàm Bình Thuận 

Tháp Chàm còn được gọi với cái tên khác như: Tháp Chăm, Tháp Champa,…nằm trong khu di tích Lầu Ông Hoàng, tọa lạc tại ngọn đồi Bà Nài, thuộc địa phận phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Vị trí của Tháp chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 7km theo hướng Đông Bắc. Địa điểm này từng được coi là công trình vĩ đại nhất, là biểu tượng không thể thiếu của Vương quốc Chăm Pa vào khoảng thế kỉ thứ 8, thứ 9. Hiện nay, Tháp Chàm đang trở thành địa điểm du lịch thu hút được số lượng lớn du khách đến thăm quan và khám phá.

Lịch sử hình thành của Tháp Chàm Bình Thuận

Lịch sử hình thành của Tháp Chàm Bình Thuận 

Tháp Chàm Bình Thuận được xây dựng vào cuối thế kỳ thứ 8, đầu thế kỷ thứ 9. Đây là một quần thể tháp của Vương quốc Chăm Pa và thờ vị thần Shiva – một trong những vị thần tại Ấn Độ được sùng bái và tôn kính nhất. 

Đến khoảng thế kỷ thứ 15, thì quần thể tháp được xây dựng thêm một số các đền thờ, trong đó có đền thờ công chúa Poshanu. Công chúa Poshanu được nhân dân Chăm Pa yêu quý, kính trọng về tài đức vẹn toàn. Công chúa chính là người đã chỉ dạy cho nhân dân cách trồng lúa nước, chăn nuôi, trồng trọt, dệt vải,…Chính vì vậy, Tháp Chàm vẫn thường được người dân địa phương ở đây gọi với cái tên thân thuộc là tháp Poshanu.

Đến những năm cuối của thế kỷ 20, các nhà khảo cổ học đã phát hiện thêm một đền thờ lớn được chôn vùi sâu dưới lòng đất khoảng 300 năm về trước.

Tháp Chàm - Sự giao thoa văn hóa Champa và Đại Việt

Tháp Chàm - Sự giao thoa văn hóa Champa và Đại Việt

Nếu là một người am hiểu về văn hóa, thì khi đến với Tháp Chàm Bình Thuận bạn sẽ nhận ra được sự giao thoa đặc biệt giữa hai nền văn hóa là Champa và Đại Việt. Bởi sở dĩ hai nền văn hóa này cũng có nhiều nét tương đồng lẫn nhau về mặt kiến trúc và điêu khắc. Điển hình nhất là hầu hết các tháp Champa đều được xây dựng ở trên những đồi cao hoặc núi thấp, thành từng cụm và hướng chính là hướng Đông. Đây cũng là đặc trưng của các ngôi chùa, đền tháp thường thấy tại thời Lý, thời Trần của Việt Nam. 

Đặc trưng của các ngôi Tháp Chàm

– Mọi ngôi tháp đều được xây chủ yếu bằng gạch có màu đỏ hồng, đỏ sẫm, được nung với độ xốp cao, khi xây không cần mạch vữa có thể điêu khắc trực tiếp lên trên gạch

– Chiều cao của tháp thường lớn hơn ít nhất là 3 lần so với chiều ngang thân tháp. Tỷ lệ giữa các phần của tháp mang tính nhân bản, phải xuất phát từ con người

– Các điêu khắc trang trí mang tính nhịp điệu lặp lại đồng dạng và đăng đối

– Đa phần hướng chính của cửa là quay ra hướng Đông, các phía còn lại bố trí cửa giả đăng đối với cửa chính 

– Trong tháp thờ thần Shiva, biểu trưng là bộ Yoni và Linga được làm từ sa thạch.

Cảnh đẹp nên check in tại Tháp Chàm

Giá trị kiến trúc của đền Tháp Chàm

Các đền Tháp Chàm tái hiện lại đầy đủ và chân thực hoàn cảnh văn hóa Champa từ giai đoạn đầu tiếp thu văn hóa Ấn Độ cho đến giai đoạn thích nghi và trỗi dậy mạnh mẽ tính bản địa và thường xuyên giao lưu về mặt văn hóa với các dân tộc liền kề. Những giá trị nghệ thuật của Tháp còn giúp chúng ta nghiên cứu sâu hơn được về niên đại, phong cách và các chức năng của đền tháp từ xa xưa

Cảnh đẹp nên check in tại Tháp Chàm

Có lẽ Tháp Chàm là một điểm dừng chân đặc biệt cho chuyến du lịch Bình Thuận của bạn. Tại đây bạn sẽ được tìm hiểu và khám phá về nền văn hóa Chăm vô cùng độc đáo và mới lạ. Ngoài ra tại đây mọi góc ảnh đều có thể giúp bạn lưu lại được một album quý giá đánh dấu những chuyến đi của mình.

Địa điểm cầu bình an linh thiêng tại Tháp Chàm

Tháp Chàm không chỉ là địa điểm thăm quan hấp dẫn thu hút đông đảo du khách mà còn là nơi cầu bình an, hạnh phúc vô cùng linh thiêng. Hàng năm, du khách thập phương đổ về đây nhằm cầu mong cho mình và gia đình những điều tốt đẹp, may mắn, thuận buồm xuôi gió trong công việc và cuộc sống.

Những lễ hội độc đáo tại Tháp Chàm 

Hàng năm vào tháng giêng âm lịch, nơi đây sẽ tổ chức lễ hội Rija Nuga và Poh Mbăng ở dưới chân Tháp. Đây là một nét văn hóa độc đáo và lâu đời của người dân tộc Chăm. Còn nếu có dịp đến Tháp Chàm vào tháng 10 dương lịch bạn sẽ được hòa mình với lễ hội Kate, du dương theo các điệu múa nhịp nhàng, tận hưởng âm hưởng của các nhạc cụ truyền thống như kèn Saranai, trống Ginăng, đàn Kanhi,… 

Lời kết

Quả thật, Tháp Chàm là một công trình tuyệt diệu của người Champa, đã để lại cho nhân loại biết bao tinh hoa văn hóa độc đáo. Hy vọng với những điều chia sẻ ở trên sẽ giúp cho bạn có được một chuyến đi đến với Tháp Chàm Bình Thuận vui vẻ, thú vị và ý nghĩa nhất. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét