Bài viết sau được phỏng dịch từ sách lịch sử thế giới cho học sinh cấp 3 tại Mỹ. Tuy ngắn, nhưng chúng ta có thể thấy được góc nhìn của nước đối phương về cuộc chiến và sự kiên cường của quân đội Việt Nam trong công cuộc thống nhất đất nước.
Tuy nhiên, sự đối đầu căng thẳng giữa Liên Xô và Mỹ trong chiến tranh Lạnh lại ngăn cản độc lập của nước Việt. Học thuyết Truman và Chính sách Ngăn chặn đã khiến Mỹ nhập cuộc để ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Các nước Đông Dương non trẻ, do hoàn cảnh, đã rơi vào cuộc chiến tranh Lạnh.
Sau khi Việt Nam giành chiến thắng trước Pháp vào năm 1954, các nước phương Tây và Liên Xô đã chấp thuận về một ranh giới tạm thời giữa Việt Nam, từ đó dẫn đến một cuộc tổng tuyển cử tự do vào năm 1956. Eisenhower đã thành lập chính phủ "bù nhìn" tại miền Nam, được đứng đầu bởi Ngô Đình Diệm. Với sự tin tưởng vào học thuyết domino, các nước phương Tây, Mỹ và chính phủ Diệm đã lo sợ nếu Bắc Việt Nam chiến thắng cuộc tổng tuyển cử dẫn đến việc khu vực Đông Nam Á sẽ trở thành đồng minh Liên Xô. Chính phủ Mỹ nhận ra Hồ Chí Minh sẽ thành công, vì vậy, cuộc tổng tuyển cử đã bị ngăn chặn.
Tuy vậy, sức mạnh khổng lồ của Mỹ vẫn không thể cản lại Hồ Chí Minh và lực lượng của mình. Trong năm 1960, đã có gần 500.000 lính Mỹ được gửi tới Việt Nam. Hồ Chí Minh nhận viện trợ từ Liên Xô, nhưng không có một quân đoàn Liên Xô nào được gửi tới Việt Nam. Sức mạnh chính của Hồ Chí Minh vẫn chính là người dân Việt Nam với mong muốn hòa bình. "Các ông có thể giết 10 người của tôi cho mỗi 1 người chúng tôi giết, nhưng chúng các ông vẫn sẽ thua và chúng tôi sẽ thắng". Dù Mỹ có cố gắng như thế nào ở Việt Nam, quân đoàn của Hồ Chí Minh vẫn vững vàng và không bị đánh bại.
Vào năm 1968, Robert McNamara đã về "ánh sáng ở cuối con hầm", hay chiến thắng tại Việt Nam đã tới gần. Tuy nhiên chiến dịch Tết đã chứng minh câu nói này sai khi hơn 100 thành phố đã bị Bắc Việt Nam tấn công, bao gồm Sài Gòn, thậm chí cả đài phát thanh và trụ sở CIA cũng đã bị chiếm đóng. Đã có một bằng chứng cho rằng tướng Westmoreland phải tự phòng thủ bằng một khẩu súng lục. Người Mỹ đã nghĩ rằng quân đội Mỹ kiểm soát được các đô thị, nhưng họ đã thấy rõ rằng người Việt Nam có thể tổ chức một cuộc tấn công quy mô ngay tại thành phố. Chiến dịch Tết 1968 đã khiến phe phái của Johnson chao đảo và chính phủ Mỹ nhận ra cuộc chiến này là không-thể-thắng.
Đầu những năm 1970, thương vong lớn của Mỹ đã thay đổi quan điểm của người dân về cuộc chiến này. Tổng thống Nixon đã đồng ý ngừng chiến và ký một hiệp định hòa bình vào năm 1973. Đến năm 1975, thủ đô Nam Việt Nam là Sài Gòn đã sụp đổ và được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh."
Nguồn: Fanfage Bảo tàng lịch sử Việt Nam
HỌC SINH MỸ HỌC GÌ VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM?
"Trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II, Hồ Chí Minh - một người cộng sản đã đứng lên lãnh đạo người dân chống lại sự xâm lăng của người Nhật. Hồ Chí Minh là một lãnh đạo đi đầu trong chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam và có được sự ủng hộ mạnh mẽ của người lao động Việt thời bấy giờ. Với chiến thuật du kích, Việt Nam đã thành công đẩy lùi những cố gắng của Pháp trong việc thuộc địa hóa Đông Dương một lần nữa. Pháp đã phải rời khỏi năm 1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ với sự chỉ huy của Võ Nguyên Giáp.Tuy nhiên, sự đối đầu căng thẳng giữa Liên Xô và Mỹ trong chiến tranh Lạnh lại ngăn cản độc lập của nước Việt. Học thuyết Truman và Chính sách Ngăn chặn đã khiến Mỹ nhập cuộc để ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Các nước Đông Dương non trẻ, do hoàn cảnh, đã rơi vào cuộc chiến tranh Lạnh.
Sau khi Việt Nam giành chiến thắng trước Pháp vào năm 1954, các nước phương Tây và Liên Xô đã chấp thuận về một ranh giới tạm thời giữa Việt Nam, từ đó dẫn đến một cuộc tổng tuyển cử tự do vào năm 1956. Eisenhower đã thành lập chính phủ "bù nhìn" tại miền Nam, được đứng đầu bởi Ngô Đình Diệm. Với sự tin tưởng vào học thuyết domino, các nước phương Tây, Mỹ và chính phủ Diệm đã lo sợ nếu Bắc Việt Nam chiến thắng cuộc tổng tuyển cử dẫn đến việc khu vực Đông Nam Á sẽ trở thành đồng minh Liên Xô. Chính phủ Mỹ nhận ra Hồ Chí Minh sẽ thành công, vì vậy, cuộc tổng tuyển cử đã bị ngăn chặn.
Hồ Chí Minh muốn thống nhất Việt Nam, nên ông đã hỗ trợ những người cộng sản tại miền Nam - hay được gọi là Việt Cộng. Việt Cộng là những du kích chống lại chính phủ dân chủ tại miền Nam.
Để củng cố cho chính phủ Diệm, Mỹ đã viện trợ rất nhiều cố vấn quân sự và hàng hóa. Cuộc tranh đấu ngày càng căng thẳng dẫn tới sự can thiệp gia tăng của quân đội Mỹ tại Việt Nam và thậm chí vào năm 1964, đã có nhiều cuộc ném bom vào các thành phố miền Bắc và phá hoại rừng của Việt Nam.Tuy vậy, sức mạnh khổng lồ của Mỹ vẫn không thể cản lại Hồ Chí Minh và lực lượng của mình. Trong năm 1960, đã có gần 500.000 lính Mỹ được gửi tới Việt Nam. Hồ Chí Minh nhận viện trợ từ Liên Xô, nhưng không có một quân đoàn Liên Xô nào được gửi tới Việt Nam. Sức mạnh chính của Hồ Chí Minh vẫn chính là người dân Việt Nam với mong muốn hòa bình. "Các ông có thể giết 10 người của tôi cho mỗi 1 người chúng tôi giết, nhưng chúng các ông vẫn sẽ thua và chúng tôi sẽ thắng". Dù Mỹ có cố gắng như thế nào ở Việt Nam, quân đoàn của Hồ Chí Minh vẫn vững vàng và không bị đánh bại.
Vào năm 1968, Robert McNamara đã về "ánh sáng ở cuối con hầm", hay chiến thắng tại Việt Nam đã tới gần. Tuy nhiên chiến dịch Tết đã chứng minh câu nói này sai khi hơn 100 thành phố đã bị Bắc Việt Nam tấn công, bao gồm Sài Gòn, thậm chí cả đài phát thanh và trụ sở CIA cũng đã bị chiếm đóng. Đã có một bằng chứng cho rằng tướng Westmoreland phải tự phòng thủ bằng một khẩu súng lục. Người Mỹ đã nghĩ rằng quân đội Mỹ kiểm soát được các đô thị, nhưng họ đã thấy rõ rằng người Việt Nam có thể tổ chức một cuộc tấn công quy mô ngay tại thành phố. Chiến dịch Tết 1968 đã khiến phe phái của Johnson chao đảo và chính phủ Mỹ nhận ra cuộc chiến này là không-thể-thắng.
Đầu những năm 1970, thương vong lớn của Mỹ đã thay đổi quan điểm của người dân về cuộc chiến này. Tổng thống Nixon đã đồng ý ngừng chiến và ký một hiệp định hòa bình vào năm 1973. Đến năm 1975, thủ đô Nam Việt Nam là Sài Gòn đã sụp đổ và được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh."
Nguồn: Fanfage Bảo tàng lịch sử Việt Nam
Tags:
123